Chi tiết bài viết

Nhện , Trĩ , Rệp hại hoa cúc và cách phòng , trừ côn trùng gây hại

27/02/2019

Tình hình gây hại và một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút trên cây hoa cúc

Được viết: 01/01/2019 VTNN Thể Thuận
Hoa cúc ở Huyện Mê Linh , Tp . Hà Nội với diện tích 1.000 ha , được trồng tập chung ở khu vực thôn đại bái , xã Đại Thịnh với diện tích 701 ha , xã mê linh 200 ha còn lại ở các xã lân cận . 

Hoa cúc cũng là một trong những loài hoa được trồng phổ biến tại thành phố Đà Lạt và các huyện lân cận như Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương. Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.055 ha hoa cúc, trong đó Đà Lạt 885 ha, Đức Trọng 30 ha, Đơn Dương 30 ha, Lạc Dương 110 ha. Các giống hoa cúc được trồng phổ biến gồm: Farm, Đóa, Saphir, Kim cương, Thọ, Pha lê, Tua xanh, Nút tím, Mai vàng, AT,....

Cây hoa cúc tại Đà Lạt được canh tác tập trung, chuyên canh quanh năm với chu kỳ 90 -100 ngày vì vậy tình hình sâu bệnh hại luôn diễn biến phức tạp. Hiện nay, thời tiết Đà Lạt đang trong giai đoạn cao điểm của mùa khô, nhiệt độ trung bình từ 17,1 – 22,30C, cao nhất từ 29,2 – 35,40C, ẩm độ không khí 66,3 – 78,8%. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhóm côn trùng chích hút như bọ trĩ, nhện đỏ, rầy rệp các loại gia tăng nhanh mật số và mức độ gây hại trên cây hoa cúc.

Qua điều tra tại các vùng trọng điểm sản xuất hoa cúc của Đà Lạt, mật số nhện đỏ trung bình hiện nay từ 3 – 5 con/lá, bọ trĩ từ 5 – 7 con/cành, ngoài ra rệp xanh đen gây hại cục bộ một số vườn với mật số trung bình từ 18 – 20 con/cành.

 

 

Hình 2: Bọ trĩ hại hoa cúc (Frankliniella occidentalis)     Hình 3: Hoa cúc bị bọ trĩ gây hại

 

          Hình 4: Rệp xanh đen hại hoa cúc                 Hình 1: Nhện đỏ hại hoa cúc (Tetranychus urticae)

Thời gian tới thời tiết sẽ còn tiếp tục diễn biến theo chiều hướng khô, nóng kéo dài vì vậy các đối tượng dịch hại thuộc nhóm côn trùng chích hút như nhện đỏ, bọ trĩ, rầy rệp các loại trên cây hoa cúc và một số cây trồng khác sẽ còn tiếp tục gia tăng mật số và mức độ gây hại. Để quản lý nhóm côn trùng chích hút gây hại cây hoa cúc bà con nông dân cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

Biện pháp canh tác

- Thường xuyên làm cỏ, vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ triệt để tàn dư cây trồng vụ trước

- Đảm bảo mật độ trồng thích hợp (40.000 cây/1000m2), không nên trồng hoa cúc quá dày để vườn luôn được thông thoáng.

- Trồng cây khỏe, bón phân đầy đủ, cân đối và kịp thời theo nhu cầu của cây.

- Tỉa bỏ cành, lá, nụ và hoa có mật độ nhện đỏ, bọ trĩ, rầy rệp cao, khó phục hồi

- Nhà kính trồng hoa cúc phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, giảm nhiệt độ trong mùa khô.

- Tưới nước đầy đủ cho cây (áp dụng biện pháp tưới phun khi dịch hại phới phát sinh gây hại) hạn chế sự phát sinh, phát triển của nhóm côn trùng chích hút.

- Luân canh hoa cúc với các loại cây trồng khác, không trồng liên tiếp 2 vụ trên 1 chân đất.

ĐẶC BIỆT : Về việc sử dụng phân phân bón nên sử dụng phân bón hữu cơ nhập khẩu từ Hà Lan , Bỉ , Nhật ... để bón lót vì trong những sản phẩm hữu cơ nhập khẩu có chứa rất nhiều chủng nấm có lợi giúp diệt trừ những chủng nấm có hại trong đất , dẫn đến cây dễ bị nấm bệnh xâm nhập . không nên sử dụng phân chuồng tươi như : phân gà ... chưa qua xử lí để sử dụng bón lót .

Còn về bón thúc nên sử dụng phân bón nhập khẩu từ NGA , mỹ , nauy npk 16-16-16+TE giúp cây phát triển thuận lợi , ổn định và khỏe mạnh . hoa luôn giữ được màu tươi sáng và lâu tàn 

Biện pháp vật lý, cơ giới

- Sử dụng bẫy dính màu vàng để dẫn dụ và tiêu diệt trưởng thành bọ trĩ. Giải pháp này cho hiệu quả cao trong nhà kính, nếu trồng ngoài trời phải áp dụng đồng loạt trên diện rộng mới có hiệu quả..

- Áp dụng biện pháp tưới phun với áp lực mạnh để rửa trôi nhện đỏ trong mùa khô.

Biện pháp hóa học

Việc sử dụng thuốc BVTV phòng trừ dịch hại trên cây hoa cúc cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng, theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo không gây thiệt hại cho sản xuất và bảo vệ các loài thiên địch trên vườn ….Để phòng trừ nhóm côn trùng chích hút hại hoa cúc, bà con nông dân có thể sử dụng một trong các loại thuốc BVTV sau:

- Nhện đỏ: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện hành hiện có 01 loại thuốc Kobisuper 1SL (Matrine) đăng ký phòng phòng trừ nhện đỏ trên hoa cúc. Nông dân có thể tham khảo sử dụng một số hoạt chất đã đăng ký phòng trừ nhện đỏ trên các cây trồng khác như  :

1. Nissorun 5 EC - hoạt chất : Hexythiazox

2. Redmine 500sc  - hoạt chất : Diafenthiuron 50%

3.  Fier500sc - hoạt chất : Diafenthiuron50% 

.......................... để phòng và trừ

- Bọ trĩ: Sử dụng

1. Sadamir 20wp ( Hiệu : Rầy Cung Tên ) - hoạt chất : Acetamiprid

2. Golgal 75 EC  - hoạt chất : fipronil 50g/l + Lambda - cyhalothrin 25g/l 

3. Radiant 60sc - hoạt chất : Spinetoram 60g/l

..............................để phòng và trừ

- Rệp các loại: Sửdụng 

1. Sadamir 20wp ( Hiệu : Rầy Cung Tên ) - hoạt chất : Acetamiprid

................... Để phòng và trừ 

Lưu ý: Các loại thuốc BVTV chưa đăng ký sử dụng trên cây hoa cúc, khi tham khảo sử dụng cần phải phun thử nghiệm trên diện tích nhỏ để đảm bảo hiệu quả và không gây ảnh hưởng cho cây trồng.

                                                                                                             Phòng kỹ thuật

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: