Chi tiết bài viết

Bệnh vàng lá , đốm lá của hoa hồng và cách phòng trị bệnh

26/02/2019

Bệnh vàng lá, đốm lá của hoa hồng

Mùa mưa ngâu đang đến gần, đất ẩm ướt là nguyên nhân gây bệnh cho hoa hồng. Bạn muốn sở hữu một chậu hồng đẹp nhưng chưa biết cách chăm sóc như thế nào cho hợp lý. Một số bệnh hại cho cây bạn chưa biết xử lý như thế nào. Qua đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận biết bệnh hại cây và cách phòng trừ bệnh đó như thế nào. Cùng tôi đi tìm hiểu nhé.

Đốm đen trên lá cây hoa hồng

Thứ nhất đó là bệnh vàng lá, đốm lá trên cây hoa hồng

Nguyên nhân chủ yếu được xác định đó là do úng nước hoặc do bệnh đốm đen (có tên tiếng anh là rose black spot).

Giống hồng leo Red Riding Hood Rose được biết đến là loại cây bị bệnh vàng lá nghiêm trọng nhất. Cây rất sai hoa, hoa đỏ dạng chùm khá bắt mắt. Nếu không biết cách phòng trừ bệnh hại cây sẽ bị yếu dần, khó có khả năng ra hoa.

Xem thêm: Bệnh đốm đen ở hoa hồng

Đặc điểm của cây hoa hồng bị bệnh vàng lá trong mùa mưa

Nếu để ý quan sát kỹ từng thời kỳ của cây thì ta thấy, hiện tượng vàng lá sẽ bắt đầu từ gốc lên dần đến ngọn. Nếu bắt đầu bị sâu bệnh lá thường có những đốm đen hoặc tím nâu.

Cây thường bị sâu bệnh hại và có khả năng lan rộng đặc biệt vào các mùa mưa của mùa thu và lúc khí hậu ẩm ướt. Khi cây có hiện tượng bệnh vàng lá thì lá cây hồng dần chuyển sang màu vàng. Những lá màu vàng đó lúc đầu xuất hiện những chấm nâu, về sau chuyển có thêm nhiều đốm đen lốm đốm bên trong lá. Những chấm trên lá có hình tròn hoặc không đều nhau. Lá bị vàng rất dễ rụng, nếu đụng nhẹ vào cuống sẽ rơi ra khỏi cành. Nếu cây bị bệnh này những chồi non cũng bị ảnh hưởng, mọc lá non lên cũng bị lây bệnh.

Bạn đã biết nguyên nhân gây bệnh vàng lá cho cây nặng như vậy chưa?

Do ảnh hưởng của thời tiết vào mùa thu mưa nhiều liên tục từ 3-4 ngày. Mưa kéo dài khiến cho bộ lá hồng luôn ẩm ướt. Mưa suốt nên không thể phun thuốc trừ bệnh hại cho cây được khiến cho tình trang bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Điều nên làm với cây hồng bị bệnh mùa mưa:

  • Vệ sinh thân cây và nên đất sạch sẽ
  • Thời tiết không mưa tranh thủ làm ngay việc phun thuốc trừ nấm bệnh để ngăn ngừa bệnh lan rộng hơn.
  • Loại bỏ hết những lá vàng, lốm đốm.
  • Nếu cây đang ra hoa hay cho nụ nhiều cần loại bỏ hết để phục hồi cây trước.

Phòng trị bệnh đốm đen trên thây cây hoa hồng:

  • Thường xuyên làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh vườn trồng hoa hồng, tránh tình trạng nước ngập úng gốc cây. Hay nước đọng lại trên lá cũng ảnh hưởng không tốt đến cây.
  • Nên tưới nước vào buổi sáng nắng, không nên tưới lúc nắng gắt.
  • Đốt bỏ lá bệnh, lá già, cắt bỏ lá gần mặt đất.
  • Trồng một số loại cây khác như: bebe Lum, odorta
  • Phun thuốc Anvil, Help 400sc , Toplusa 450sc , ridomil 68WG,…khi thấy có bệnh trên cây phun nhắc lại sau 2-4 ngày và khi khỏi bệnh phun định kỳ 7-20 ngày/ lần tùy vào môi trường khu vực trồng , cho cây phòng và chống bệnh phát sinh, lây lan.
  • CÁCH PHÒNG : để phòng bệnh trên cây hoa hồng thứ nhất là phun phòng địch kì 7-20ngay/lần và thứ 2 rất quan trọng là nên sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ giúp đất tơi xốp cây ra rễ khỏe mạnh , cây phát triển ổn định ra nhiều hoa rất bền và hạn chế rất nhiều nấm bệnh   . đặc biệt khi gặp thời tiết bất lợi như khô hạn hay mưa ngập úng nước sẽ thoát nhanh rễ mới phát triển tốt giúp cây trống chịu phục hồi nhanh chóng . 
  • ĐẶC BIỆT : Về việc sử dụng phân phân bón nên sử dụng phân bón hữu cơ nhập khẩu từ Hà Lan , Bỉ , Nhật ... để bón lót vì trong những sản phẩm hữu cơ nhập khẩu có chứa rất nhiều chủng nấm có lợi giúp diệt trừ những chủng nấm có hại trong đất , dẫn đến cây dễ bị nấm bệnh xâm nhập . không nên sử dụng phân chuồng tươi như : phân gà ... chưa qua xử lí để sử dụng bón lót . 

    Còn về bón thúc nên sử dụng phân bón nhập khẩu từ NGA , mỹ , nauy npk 16-16-16+TE giúp cây phát triển thuận lợi , ổn định và khỏe mạnh . hoa luôn giữ được màu tươi sáng và lâu tàn 

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: