Chi tiết bài viết

3 bệnh nguy hiểm trên lá lan và tuyệt chiêu phòng trị hiệu quả nhất

26/02/2019

Lá lan thường bị những bệnh nguy hiểm như đốm lá, vàng lá, khô đầu lá... Đây đều là những bệnh có thể gây chết lan nếu không có cách phòng trị kịp thời. Bài viết sẽ giới thiệu đến các bạn nguyên nhân, dấu hiệu bệnh cũng như cách khắc phục, phòng trị hiệu quả nhất.

1. Bệnh đốm lá 

- Triệu chứng ban đầu của bệnh đốm lá:
+ Lúc đầu những đốm màu xanh nhạt xuất hiện trên lá lan.
+ Đốm xanh nhạt ngả sang màu vàng, cùng lúc đó dưới mặt lá có những mảng đen có nhiều chấm nhỏ li ti. 
+ Lá lan sẽ có 3-4 đốm vàng lớn khi bệnh phát triển nặng.
+ Lá đầy những đốm nâu đen đầy lá xuất hiện khoảng 10 - 15 ngày sau.

 Những loại lan dễ bị bệnh đốm lá: lan Dendrobium, Mokara...

- Biện pháp phòng trị bệnh đốm lá:

+ Để phát hiện sớm bệnh thì thường xuyên kiểm tra chậu lan và có biện pháp phòng trị kịp thời.
+ Cắt bỏ những lá bị bệnh hại nặng đem tiêu hủy.

+ Xử lý kỹ chậu lan và giá thể trổng lan trước khi trồng.

+ Hạn chế tưới nước cho lan quá nhiều vào buổi chiều tối.

+ Giàn lan nên thông thoáng, đủ ánh nắng mặt trời phù hợp từng loại lan.

+ Định kỳ phun thuốc phòng ngừa mỗi tháng 2 lần với nồng độ thấp.

+ Khi phát hiện lan có biểu hiện đốm lá thì hạn chế tưới nước và phun thuốc: Carbenda Supper. 
+ Phun đều hai mặt lá, chú ý đọc kỹ liều lượng và cách sử dụng in sẵn trên nhãn thuốc.

2. Bệnh vàng lá

- Lan tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vào buổi trưa nắng gắt thì bạn cần di chuyển cây đến nơi có ánh sáng nhẹ hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của cây. Nếu không di chuyển thì giảm bớt cường độ ánh sáng bằng màn che. 

- Lan bị vàng lá do nhiệt độ quá thấp, lan là loài hoa "đỏng đảnh", "nắng không ưa, mưa không chịu". Thế nên, nhiệt độ quá thấp cũng sẽ gây hại cho cây lan, dẫn đến vàng lá. Vì thế, bạn chú ý nhiệt lý tưởng nhất cho lan vào ban ngày là từ 18- 270C, ban đêm là 15-220C để lan có thể phát triển tốt nhất.

- Lan vàng lá do tưới quá nhiều nước, thối rễ, lá vàng, thối lá. Bạn cần căn chỉnh lượng nước vừa đủ để giữ ẩm cho cây là được. Nếu cây lan úng rễ nghiêm trọng thì thay chậu mới, cắt lá vàng thối. Ngoài ra, bón thêm phân, phun thêm một số loại thuốc kích thích lá mới. Khi trồng, bạn có chế độ chăm sóc phù hợp bằng cách tìm hiểu rõ đặc tính, yêu cầu của từng loại lan.

3. Bệnh khô đầu lá

- Bệnh khô đầu lá phát sinh trong những trường hợp như:

+ Trời nóng, có mưa nắng thất thường.

+ Độ thông thoáng của giàn lan kém.

+ Bạn tưới nước quá nhiều khiến chậu lan luôn ẩm ướt...

- Bệnh khô đầu lá có những triệu chứng như:

+ Ban đầu nấm nhiễm bệnh cho chóp lá, lá bị khô từ trên xuống. 
+ Lá khô, dễ bị rách khi bệnh nặng.

- Bệnh xuất hiện trên các giống lan: Dendrobium, Mokara, Cattleya, Oncidium.

- Biện pháp phòng trừ bệnh khô đầu lá lan:

+ Cắt bỏ, thu gom lá bị bệnh đem tiêu hủy.

+ Trồng lan vừa phải, tránh trồng quá dày, khít nhau, dọn dẹp vườn lan thông thoáng.

+ Chọn gíá thể trồng thoát nước tốt, khi bệnh xuất hiện không tưới nước quá nhiều vào chiều mát.

+ Nếu bệnh nặng dùng các loại thuốc sau: Benzep 70wp, Sameton 25wp, Topsin-M 50WP....

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: